PHÂN BIỆT CÁC LOẠI MỤN THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ KHOA HỌC

Mụn luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người. Mụn trên da mặt cũng có “mụn this mụn that”, không phải tất cả chúng đều như nhau. Vì vậy, chúng ta cần biết cách phân biệt các loại mụn thường gặp để có lựa chọn điều trị phù hợp nhất.

1. Vậy mụn là gì?

Mụn được hiểu đơn giản là tình trạng tắc nghẽn tuyến bã nhờn trên bề mặt da, gây ra bởi việc nang lông, tế bào chết còn lưu lại trên da kết hợp với bã nhờn sản sinh ra vi khuẩn P.acnes.

Mụn là bệnh da phổ biến gây ra do tăng tiết chất bã & viêm của hệ thống nang lông tuyến bã

Có hai nhóm nguyên nhân gây ra mụn đó là rối loạn nội tiết tố: bước vào tuổi dậy thì (ở cả nam giới và nữ giới), khi nữ giới đến chu kỳ kinh nguyệt, mang thai,… và quá trình sinh hoạt có những thói quen xấu tác động đến làn da: thay đổi thời tiết, sử dụng thực phẩm cay nóng và có chất kích thích hoặc có nhiều bụi bẩn ô nhiễm trong không khí, nguồn nước không đảm bảo vệ sinh,… Khi đó, vì chăm sóc da không đúng cách, da bạn sẽ tăng tiết bã nhờn, viêm nang lông tuyến bã, hình thành mụn trứng cá.

2. Các loại mụn thường gặp

Để xác định đúng phương hướng điều trị và sản phẩm phù hợp. Bước đầu phải phân biệt được loại mụn và mức độ mụn chúng ta đang gặp phải.

2.1 Mụn đầu đen

Loại mụn này dễ nhận biết và phân biệt, đây là tình trạng oxy hoá từ mụn trứng cá trên bề mặt da. Một số mẹo trị mụn đầu đen tại nhà như Baking Soda, kem đánh răng, mật ong, trứng gà; Vệ sinh da sạch sẽ…

Mụn đầu đen với những nốt mụn màu đen xuất hiện trên da

 Cách nhận biết:

  • Bề mặt da xuất hiện những lỗ nhỏ li ti như đầu đinh ghim, nhân hở, có thể nhìn thấy bằng mắt thường
  • Kích thước từ 1-2mm
  • Đầu mụn có màu đen
  • Thường xuất hiện với số lượng nhiều.

Vị trí thường xuất hiện: Mụn đầu đen thường xuất hiện nhiều ở vùng mặt gồm mũi, trán, 2 bên má và cằm và một số vùng khác trên cơ thể như vai, lưng.

Nguyên nhân:

Mụn đầu đen hình thành do bã nhờn và tế bào chết tích tụ bên trong lỗ chân lông. Lúc này, lỗ chân lông sẽ mở rộng và đẩy nhân mụn hở ra ngoài.

2.2 Mụn đầu trắng

Mụn đầu trắng hay còn được gọi là mụn cám, là một trong những loại mụn trứng cá thường gặp. Loại mụn này nằm ẩn dưới da, lỗ chân lông khép kín. Đây là loại mụn xuất hiện khi dầu thừa, tế bào da chết và các vi khuẩn tích tụ lại với nhau làm tắc nghẽn lỗ chân lông.

Mụn đầu trắng thường xuất hiện trên má, mũi, trán và cằm và thường không gây sưng đau

Cách nhận biết:

  • Mụn có màu trắng, kích thước nhỏ từ 1-2 mm
  • Mụn nhô trên bề mặt da, khiến da trở nên sần sùi hoặc ẩn sâu dưới lớp biểu bì
  • Mụn không gây đau nhức.

Vị trí thường xuất hiện: Mụn đầu trắng xuất hiện phổ biến ở các vùng trên da mặt như má, mũi, cằm và trán.

Nguyên nhân: Mụn đầu trắng xuất hiện do sự tích tụ của bã nhờn, tế bào chết, bụi bẩn, vi khuẩn, làm bít tắc lỗ chân lông. Lỗ chân lông đóng nên hỗn hợp này sẽ ẩn dưới bề mặt da và đội da lên. Hỗn hợp tích tụ được da bao bọc, không bị oxi hóa nên mụn có đầu trắng.

Phương pháp điều trị:

  • Điều trị bằng phương pháp thiên nhiên: Rau diếp cá, nha đam, mướp đắng,…
  • Dùng thuốc bôi trực tiếp trên da hoặc kháng sinh đường uống
  • Trị mụn ẩn bằng Lase

2.3 Mụn ẩn

Mụn ẩn là loại mụn dưới da, hình thành do dầu nhờn, bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ lại bên trong lỗ chân lông. Là mụn nằm ẩn dưới da nên khó nhận thấy bằng mắt thường. Mụn ẩn cũng là một dạng của mụn trứng cá, không gây đau nhưng khiến làn da trở nên sần sùi, thô ráp.

 

Mụn ẩn thường xuất hiện trên trán, cằm và 2 bên má khiến da sần sùi, thô ráp

Cách nhận biết:

  • Mụn nằm dưới da, không viêm sưng
  • Kích thước nhỏ, mọc thành đám, có xu hướng lan rộng
  • Vùng da có mụn khi sờ vào có cảm giác sần sùi.

Vị trí thường xuất hiện: Mụn ẩn thường xuất hiện nhiều ở trán, 2 bên má, cằm, quai hàm và quanh miệng.

Nguyên nhân:

  • Rối loạn nội tiết tố
  • Lỗ chân lông tố
  • Lạm dụng mỹ phẩm, sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc
  • Chế độ sinh hoạt, ăn uống không khoa học
  • Suy giảm chức năng giải độc của cơ thể.

Phương pháp điều trị:

  • Miếng dán mụn
  • Bôi thuốc kháng sinh tại chỗ: clindamycin và erythromycin. Nếu da nhạy cảm, có thể cần thoa một lần một ngày và xem phản ứng của da trước khi chuyển sang hai lần một ngày.
  • Benzoyl peroxide, Axit salicylic, Lưu huỳnh, Alpha Hydroxy Acids (AHAs), Retinoids

2.4 Mục bọc

Mụn bọc còn gọi là mụn bọc mủ. Không giống các loại mụn thông thường, mụn bọc là kết quả của quá trình viêm nhiễm trên bề mặt da. Mụn hình thành khi lỗ chân lông bị bít tắc do bã nhờn, phấn trang điểm còn sót lại trên da, bụi bẩn tích tụ,… Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Propionibacterium acnes phát triển, tấn công làn da, hình thành mụn bọc.

Mụn bọc gây sưng đỏ, đau nhức và khó chịu cho da

Cách nhận biết:

  • Mụn có kích thước lớn, có chứa máu và mủ
  • Mụn có đỏ viêm
  • Mụn mọc riêng lẻ hoặc mọc thành từ cụm, nằm ăn sâu dưới da
  • Mụn tiến triển qua 3 giai đoạn: giai đoạn đầu mụn trứng cá trên da bị vi khuẩn tấn công, biến thành mụn bọc mủ. Giai đoạn 2 mụn bắt đầu sưng to lên, hình thành nhân chứa dịch mủ màu trắng hoặc vàng. Giai đoạn 3 mụn chín, vỡ ra, khi vỡ có thể kèm theo máu
  • Mụn gây đau nhức.

Vị trí thường xuất hiện: Mụn bọc có thế xuất hiện ở nhiều vùng da mặt gồm mũi trán, cằm, má.

Nguyên nhân:

  • Lỗ chân lông tắc nghẽn
  • Rối loạn hormone
  • Rối loạn chức năng bài tiết
  • Stress, căng thẳng kéo dài
  • Chế độ sinh hoạt, ăn uống không hợp lý.

Phương pháp điều trị:

  • Sử dụng thuốc bôi ngoài da: Retinoid, Benzoyl peroxide, Salicylic acid,…
  • Thuốc kháng sinh đường uống
  • Isotretinoin
  • Chú ý chăm sóc và tự điều trị mụn bọc tại nhà

2.5 Mụn nhọt

Mụn nhọt là tình trạng viêm cấp tính vùng nang lông và các mô xung quanh do nhiễm trùng tụ cầu, có thể tạo thành áp-xe dưới da. Mụn hình thành dưới da với các nốt mụn sưng, đau có mủ.

Mụn nhọt có mủ mọc ở nhiều vùng da khác nhau gây đau nhức

Cách nhận biết:

  • Các nốt mụn nhỏ sưng đỏ, kích thước mụn tăng dần
  • Vùng da quanh nốt mụn có màu đỏ
  • Bên trong mụn chứa mủ
  • Nốt mụn có đầu trắng, có thể tự vỡ và chảy dịch ra ngoài.

Vị trí thường xuất hiện: Mụn nhọt có thế xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể như vùng da mặt và những vùng da khác như nách, cổ, mông, đùi,…

Nguyên nhân

  • Bít tắc lỗ chân lông
  • Viêm nang lông
  • Dày sừng nang lông

Phương pháp điều trị:

  • Chờ nhân mụn chín hoàn toàn. Mụn nhọt cần thời gian để “chín”. …
  • Chườm ấm lên nốt mụn nhọt. Chườm ấm giúp giảm đau nhức tại các nốt mụn nhọt…
  • Loại bỏ mủ, viêm khi nốt mụn nhọt đã chín. …
  • Sử dụng muối Epsom (muối magie sulphate) điều trị mụn nhọt tại nhà
  • Sát khuẩn da bằng dung dịch kháng khuẩn theo hướng dẫn bác sĩ

2.6 Mụn đầu đinh

Mụn đầu đinh còn được gọi bằng những cái tên khác là mụn đinh râu. Nó được xếp riêng thành 1 nhóm bệnh lý. Mụn đầu đinh rất nguy hiểm, chủ yếu mọc ở chân các sợi râu. Ban đầu mụn có kích thước nhỏ nhưng về sau sẽ lớn dần, dẫn đến bội nhiễm và có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.

Mụn đầu đinh là một trong những loại mụn nguy hiểm và xếp riêng thành 1 nhóm bệnh lý

Biến chứng mụn đầu đinh: lây nhiễm mạnh lan vào các xoang mặt gây viêm, tắc tĩnh mạch xoang dẫn đến nhiễm trùng máu

Cách nhận biết:

  • Mụn mới xuất hiện là vết sưng, sau có mủ và ngòi đen như đầu đinh
  • Mụn sưng đỏ, đau nhức, sờ vào mụn có cảm giác nóng
  • Người bị mụn nặng có thể mệt mỏi, sốt cao

Vị trí thường xuất hiện: quanh môi, mũi, cằm.

Nguyên nhân:

  • Vùng da bị nhiễm trùng, có thể do nặn mụn trứng cá sai cách, từ vết xước trên da khi cạo râu,…
  • Bệnh tiểu đường.

Phương pháp điều trị:

  • Nếu mụn tự vỡ, dùng bông y tế vô khuẩn thấm dịch, lấy đinh râu ra ngoài sau đó sát trùng bằng cồn iod.
  • Nếu mụn không vỡ và có dấu hiệu nặng hơn, nên đến ngay các bệnh viện, phòng khám Da liễu để điều trị với bác sĩ.

Lưu ý: Bệnh nhân không tự nặn, hút, hoặc chườm nóng, chườm lạnh vì có thể dẫn đến nhiễm trùng

3. Phòng ngừa và điều trị mụn đúng cách

Khi bị mụn, bạn nên “lắng nghe” làn da để biết da cần gì, từ đó có cách chăm sóc và điều trị mụn sao cho phù hợp:

Chăm sóc da mụn tại nhà

  • Làm sạch da nhẹ nhàng hàng ngày bằng sữa rửa mặt, không nên rửa mặt quá 2 lần/ngày
  • Tẩy tế bào chết thường xuyên để tránh gây bít tắc lỗ chân lông
  • Cấp ẩm đủ cho da để hạn chế sự hoạt động quá mức của tuyến bã nhờn
  • Sử dụng kem, gel trị mụn tại những nơi có mụn hoặc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
  • Không tự ý nặn mụn, bóp mụn gây viêm nhiễm
  • Một cách ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các loại mụn tuyệt vời chính là sử dụng mỹ phẩm phù hợp với làn da. Bạn nên ưu tiên sản phẩm có thành phần lành tính, chiết xuất từ thiên nhiên, nguồn gốc rõ ràng, có khả năng thẩm thấu nhanh và không gây nhờn bóng. Tránh dùng mỹ phẩm kém chất lượng để giảm nguy cơ da bị kích ứng, nổi mụn. Hạn chế trang điểm, sau khi trang điểm cần làm sạch da kỹ lưỡng
  • Không chạm tay lên mặt, để tóc gọn gàng, thường xuyên vệ sinh điện thoại, chăn gối
  • Luôn sử dụng kem chống nắng

Thăm khám với bác sĩ Da liễu

Hiện nay, có nhiều phòng khám da liễu hay các sapa thực hiện dịch vụ trị mụn. Tuy nhiên, để điều trị hiệu quả, dứt điểm bạn nên lựa chọn phòng khám có bác sĩ chuyên khoa Da liễu thăm khám, lên phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng mụn.

md:peel là dòng thay da sinh học đến từ md:ceutical phù hợp từng tình trạng mụn

Bất kể nguyên nhân khiến mụn cư ngụ trên da bạn là gì, md:ceuticals mang đến giải pháp điều trị mụn hoàn hảo md:peel. Dòng sản phẩm thay da sinh học md:peel phù hợp với từng tình trạng từ nhẹ đến nặng sẽ giúp mụn mau “xê ra” khỏi làn da của bạn.

Qua bài viết này, md:ceuticals hy vọng sẽ giúp bạn phân biệt các loại mụn trên mặt cũng như tư vấn một số cách điều trị mụn an toàn và hiệu quả. Nếu làn da bạn đang bị mụn thì trước tiên cần xác định chính xác loại mụn mình gặp phải là gì để có phương pháp điều trị mụn phù hợp. Chúc bạn sớm có được làn da sạch mụn, mịn màng như ý.

Tìm hiểu thêm về dòng thay da sinh học md:peel™ tại đây: https://onetechmedical.com/danh-muc/thay-da-sinh-hoc-mdpeel/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *